Tư vấn

Tác dụng đông y của cây bồ đề

Bồ đề được biết đến là loại cây đem lại giá trị kinh tế cao, mang nhiều ý nghĩa phong thủy và tâm linh sâu sắc. Không chỉ vậy bồ đề còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau, hãy cùng mình tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Hình ảnh: minh họa cây bồ đề

1. Tính chất.

-Nhựa cây bồ đề có tính bình, vị cay đắng và không chứa độc.

-Là loại cây công trình rụng lá về mùa khô hoặc bán thường xanh chiều cao nhiều cây lên tới 30m với đường kính khoảng 3m. Còn có tên gọi khác như cây cánh kiến trắng, cây an tức bắc, săng trắng, bồ đề trắng,..

2. Công dụng.

Theo y học nghiên cứu báo cáo thì trong nhựa cây bồ đề có nhiều hoạt chất với tác dụng an thần, hành khí, khai khiếu, làm se, trừ tà khí và hoạt huyết, thổ tả, hôn mê, đau bụng,… Ngoài ra,còn dùng chữa trúng phong, làm lành vết thương và điều trị nẻ vú,… Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng, nhựa cây bồ đề cũng có thể gây tác dụng phụ như phát ban hoặc tiêu chảy. chúng cũng có thể gây tổn thương nghiêm trọng đối với da và gây ảnh hưởng cơ quan bên trọng như thận. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà chúng sẽ có tác dụng khác nhau chính vì vậy bạn không nên sử dụng quá nhiều nhựa cây bồ đề nên có sự tham khảo từ bác sĩ có chuyên mô.

Hình: Cây bồ đề

>>> Xem chi tiết: Cây bồ đề công ty cây đô thị.

3. Một số bài thuốc hay có nguyên liệu từ cây bồ đề

+ Chữa kinh phong do tà ở trẻ nhỏ bằng cách: Dùng an tức hương khô đốt và xông cho trẻ.

+ Trị chứng lãnh khí, hàn thấp hoặc hoắc loạn thế âm: Lấy 4 gram nhựa cây bồ đề sắc chung với 8 gram nhân sâm và 8 gram phụ tử, uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi bệnh thuyên giảm.

+ Chữa chứng tim bỗng nhiên đập nhanh, đau hoặc hồi hộp trống ngực: An tức hương đem nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 2 gram hòa tan với nước sôi và uống.

+ Chữa huyết trướng ở phụ nữ sau sinh : Chuẩn bị 4 gram an tức hương và 20 gram thủy phi. trộn đều và nghiền thành bột mịn. Mỗi lần lấy 4 gram hòa tan với nước gừng dùng uống.

+ Giảm đau răng: Hái một nắm lá cây bồ đề đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Dùng nước này ngâm hoặc súc miệng giúp giảm đau nhức.

+ Khử trùng vết thương, ngăn ngừa viêm nhiễm: Dùng chồi non của cây bồ đề, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước. Sau đó, dùng bông gòn hoặc tăm bông chấm lấy và thoa đều lên miệng vết thương.

+ Chữa trúng phong, hay bị dính tà: Chuẩn bị 4 gram an tức hương, 20 gram ngưu hoàng, 8 gram hùng hoàng, 3.2 tê giác, 8 gram quỳ cửu, 4.8 gram đơn sa, 4.8 nhũ hương, 4 gram thạch xương bồ và 4 gram sinh khương. Sau đó đem rửa sạch sinh khương và thạch xương bồ đem sắc và lọc lấy nước thuốc. Tất cả các vị thuốc còn lại đem nghiền mịn thành bột rồi hòa tan với nước thuốc và uống.

+ Chữa các chứng như viêm họng, ho: Sử dụng 0.5 gram nhựa cây bồ đề mài với mật ong và uống. Mỗi ngày uống 2 đến 4 lần sẽ giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy ở vòm họng, giảm ho

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những bài viết liên quan

Back to top button