Tin tức

Lập thông báo điều chỉnh khi DN thay đổi loại hình KD

Chuyển đổi loại hình kinh doanh không phải tình trạng hiếm gặp đối với các doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế hiện nay. Vậy khi thuộc tình huống như vậy, những doanh nghiệp đã thông báo phát hành hoá đơn để tự in hoặc đặt in hóa đơn cần phải làm gì để điều chỉnh sao cho hợp lý. Thắc mắc đó sẽ được lý giải trong bài viết này:
Đối với trường hợp doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục sử dụng số lượng hóa đơn cũ đã được thông báo phát hành:
– Nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp: Doanh nghiệp thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hoá đơn đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Lập thông báo điều chỉnh

– Nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp: Với trường hợp này, doanh nghiệp phải nộp:
+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan quản lý thuế nơi chuyển đi và đóng dấu địa chỉ mới lên hoá đơn, gửi bảng kê hoá đơn chưa sử dụng;
+ Thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hoá đơn đến cơ quan quản lý thuế nơi chuyển đến (nêu rõ số lượng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng và sẽ tiếp tục sử dụng).
– Nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành thì phải thực hiện thông báo phát hành mới theo hướng dẫn và quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng số lượng hóa đơn cũ đã được thông báo phát hành:
Doanh nghiệp không muốn sử dụng số lượng hoá đơn đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực hiện huỷ các số hoá đơn chưa sử dụng và thông báo kết quả huỷ hoá đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi, đồng thời thực hiện thông báo phát hành hoá đơn mới với cơ quan thuế nơi chuyển đến. Thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
Quy định thủ tục hủy hóa đơn theo khoản 3 điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:
– Cần phải lập Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy.
– Thành lập Hội đồng hủy hoá đơn (phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức).
– Các thành viên thuộc Hội đồng hủy hoá đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
Chuyển đổi loại hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể tiến hành xử lý hóa đơn đã lập và nộp thông báo phát hành lên cơ quan quản lý thuế theo các trường hợp nêu trên phù hợp với mục đích và tình huống doanh nghiệp gặp phải.

https://nhadatbonmua.com/nhung-chu-y-khi-su-dung-he-thong-khai-thue-qua-mang/

https://nhadatbonmua.com/ben-xe-nuoc-ngam-ha-noi/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những bài viết liên quan

Back to top button